Một bệnh lý rất phổ biến và dễ bắt gặp trong cộng đồng đó chính là bệnh đau dạ dày cấp. Bệnh gây nên những cảm giác khó chịu cho người bệnh. Và có thể bệnh sẽ chuyển sang viêm dạ dày mãn tính hoặc những biến chứng khó lường. Đau dạ dày cấp rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Cùng chothuoctot.vn tìm hiểu ngay bên dưới nhé!.
1. Đau dạ dày cấp là gì?
Nội dung chính
Đau dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bắt đầu xuất hiện các vết loét. Những vết loét này ngày càng phát triển và lan rộng ra những khu vực khác. Những vị trí bị loét nếu không được điều trị lâu ngày sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt. Vậy đau bao tử cấp là gì? Có nguy hiểm không.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dạ dày cấp chính là do vi khuẩn HP – Helicobacter pylori. Môi trường, sinh hoạt cũng là 1 trong những nguyên nhân. Góp phần làm gia tăng đáng kể bệnh này như:
Sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài
Dùng quá nhiều thuốc kháng viêm, corticoid và các thuốc kháng viêm không chứa steroid. Bắt gặp ở bệnh nhân mắc vấn đề xương khớp.
Bị ngộ độc thực phẩm, hay những người có lối sống không lành mạnh, ăn uống không khoa học.
Bị stress kéo dài, do áp lực công việc và cuộc sống.
Đặc biệt hơn chính là viêm dạ dày tự miễn, nguyên nhân do cơ thể tự tấn công các tế bào niêm mạc dạ dày. Gây tổn thương và làm hư hại chất nhầy bảo vệ dạ dày. Nguyên nhân này gặp nhiều ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp 1…
2. Triệu chứng đau dạ dày cấp thường gặp
2.1.Nhận biết đau dạ dày cấp tính là gì qua?
Đau bụng vùng thượng vị
Đây là những biểu hiện đầu tiên của đau dạ dày cấp. Người bệnh sẽ có cảm giác cồn cào, nóng rát. Đau bụng vùng thượng vị, xuất hiện sau khi ăn hoặc ăn khi đang quá đói khoảng 2-3 tiếng. Dạ dày đang bị sung huyết. Thức ăn sẽ tác động vào vị trí viêm của niêm mạc. Tạo cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Một số bệnh nhân bị đau thành từng cơn. Sau đó đau lan dần ra sau lưng và tạo cảm giác tức ngực.
Buồn nôn và nôn
Đau dạ dày cấp thường khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn. Khi nôn hết tất cả thức ăn, thì cơn đau sẽ giảm. Và sẽ xuất hiện lại một lúc sau đó. Nôn nhiều làm người bệnh mệt mỏi, suy nhược do thiếu nước, thiếu chất điện giải.
Nôn đi kèm với một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: Ợ chua, ợ hơi, trướng bụng, đi phân lỏng chán ăn.
Xuất huyết dạ dày
Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu xuất huyết dạ dày, chứng tỏ bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Xuất huyết dạ dày được phát hiện qua: Đau bụng kéo dài dữ dội, đặc biệt khi người bệnh ăn chua và các loại đồ ăn cay nóng.
Điển hình và dễ nhận biết nhất đó chính là: Bệnh nhân đi ngoài phân có màu đen hoặc đỏ tươi, mùi hôi bất thường. Đây là những triệu chứng viêm dạ dày cấp mà đa số người bệnh đều trải qua.
2.2.Nhận biết đau dạ dày cấp qua chẩn đoán lâm sàng
Ngoài nhận biết và phát hiện bệnh đau dạ dày cấp qua những biểu hiện điển hình trên. Cách chính xác nhất chính là sử dụng các chẩn đoán lâm sàng. Sau khi được cấp cứu để qua cơn nguy kịch thì bắt đầu chụp X-quang. Hoặc có thể lựa chọn nội soi dạ dày nếu bệnh nhân chưa ăn gì.
3. Cách xử lý khi bị viêm dạ dày cấp tính
Ngay từ những biểu hiện đầu tiên của cơ thể, nếu nghi ngờ bị đau dạ dày cấp. Thì người bệnh nên đi khám thật sớm. Để kịp thời phát hiện và điều trị. Phòng diễn biến của bệnh tiến triển phức tạp qua từng ngày. Đầu tiên là điều trị bệnh theo triệu chứng như: Giảm đau, chống viêm, chống xuất tiết dịch vị… Khi dịch vị tiết ra càng nhiều thì sự kích thích lên niêm mạc càng lớn. Làm bệnh nhân nôn nhiều hơn.
Vậy cần làm gì khi khi bị đau dạ dày cấp?. Một số trường hợp như đau dạ dày cấp tính do bị ngộ độc thực phẩm. Thì cần can thiệp làm sạch dạ dày một cách nhanh nhất. Còn đau dạ dày do vi khuẩn, thì điều trị theo phác đồ phù hợp. Khi thấy sự xuất hiện của vi khuẩn HP. Cần dùng kháng sinh với liều lượng đầy đủ, thích hợp hơn.
4. Làm gì để phòng ngừa đau dạ dày cấp?
Bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân như: Vi khuẩn, dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,… hoặc do chế độ sinh hoạt. Để phòng ngừa đau dạ dày cấp hiệu quả thì việc tránh xa các tác nhân gây bệnh là điều vô cùng cần thiết như:
4.1.Xây dựng chế độ ăn uống có khoa học
Ăn đủ bữa, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ. Hạn chế những thực phẩm khó tiêu hóa và nhiều gia vị chua cay, kích thích niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó bổ sung đa dạng các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là các loại vitamin trong đó có vitamin B12.
Hạn chế rượu bia và chất kích thích một cách tối đa, để dạ dày luôn được khỏe mạnh, tránh viêm loét dạ dày cấp.
4.2.Ngủ đúng giờ, giảm bớt áp lực
Ngủ đủ giấc cũng là 1 cách giúp dạ dày và cơ thể được khỏe mạnh. Hạn chế thức quá khuya, ngủ trước 23h là cách tốt nhất để cơ thể nghỉ ngơi. Và để cơ thể ngủ đủ 7-8 tiếng.
4.3.Điều trị và ngừa vi khuẩn HP nếu đã nhiễm
Nếu thành viên trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn HP thì cần phải chú ý trong ăn uống chung. Vệ sinh bát đũa và sát trùng bằng nước sôi để hạn chế lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Người nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị theo lược đồ của Bác sĩ để mau chóng hồi phục và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm hoạc những thuốc giảm đau đúng liều lượng.
Việc điều trị những bệnh lý khác cũng sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, nếu người bệnh sử dụng quá nhiều kháng sinh, hay thuốc chống viêm. Chỉ sử dụng những loại thuốc này theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Ưu tiên chọn những thuốc ít gây ảnh hưởng đến niêm mạc.
Bệnh đau dạ dày cấp đã trở thành một trong những bệnh lý phổ biến. Tỷ lệ nhiễm bệnh ngày càng tăng do áp lực cuộc sống ảnh hưởng đến sinh hoạt. Cần duy trì thói quen sống lành mạnh, khoa học để hạn chế tối đa việc trở thành bệnh nhân của bệnh đau dạ dày nhé!.
(Nguồn chothuoctot.vn)