Thuốc Venrutine Là Gì?
Thuốc Venrutine do Công ty Cổ phần Bv Pharma sản xuất, được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh trĩ, các chứng xuất huyết dưới da, vết bầm máu, suy tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch, xuất huyết trong khoa răng hàm mặt, khoa mắt.
Hộp 3 vỉ x 10 viên, Hộp 6 vỉ X 10 viên, Hộp 1 chai 60 viên.
Thành phần của thuốc Venrutine
Thành phần
Hàm lượng
Rutin
500 mg
Vitamin C
Công Dụng của thuốc Venrutine
Chỉ định
Thuốc Venrutine được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Ðiều trị bệnh trĩ.
- Các chứng xuất huyết dưới da, vết bầm máu, suy tĩnh mạch, dãn tĩnh mạch, tăng huyết áp, xơ cứng mao mạch, xuất huyết trong khoa răng hàm mặt, khoa mắt.
Dược lực học
Thuốc Venrutine gồm 2 thành phần chính là Rutin và Vitamin C có các đặc tính như sau:
Rutin
Còn gọi là Rutosid là một flavonol glycosid cấu tạo bởi flavonol quercetin và disacarid rutinose được chiết xuất từ các dược liệu giàu Rutin như: Nụ hoa Hòe, kiểu mạch, quả cam, chanh, ớt hay từ lá một số loài Eucalyptus.
Rutin có tác dụng tăng cường sức chịu đựng và giảm độ thấm của mao mạch, chống viêm, chống phù nề bảo vệ mạch máu. Cơ chế tác dụng chủ yếu là ức chế tương tranh với men Catecholamin-0-Methyltransferase nhằm ngăn sự oxy hoá phá hủy adrenalin trong tuần hoàn (adrenalin có tác dụng giúp tăng sức chịu đựng của mao mạch). Còn tác dụng chống viêm có thể do kích thích tuyến thượng thận tăng tiết adrenalin và ức chế men hyaluronidase.
Ngoài ra Rutin còn có tác dụng chống oxy hoá, chống u bướu, chống tạo huyết khối, hạ huyết áp, hạ cholesterol, giảm nguy cơ xuất huyết não và cầm máu.
Vitamin C (ascorbic acid)
Cần thiết cho sự tạo collagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong các phản ứng oxy hóa – khử, tăng cường hệ miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn. Ngoài ra Vitamin C còn là một chất chóng oxy hóa mạnh và có vai trò đặc biệt trong giữgìn sự toàn vẹn của mạch máu nhất là các mao mạch và tác dụng này được tăng cường bởi Rutin.
Dược động học
Hấp thụ
Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống. Tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày – ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày – ruột.
Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 – 20 microgam/ml.
Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ước tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 – 45 mg được luân chuyển hàng ngày.
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 – 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
Phân bố
Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.
Thải trừ
Vitamin C oxy hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic.
Một ít vitamin C chuyển hoá thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid-2-sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu.
Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Ðiều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hàng ngày vượt quá 200 mg.
Liều Dùng của Thuốc Venrutine
Cách dùng
Thuốc Venrutine được dùng bằng đường uống.
Liều dùng
Người lớn: Uống 1 viên, 1 – 2 lần mỗi ngày.
Trẻ em từ 6 tuổi: Uống 1/2 viên, 1 – 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Quá liều Rutin
Ít khi xảy ra, các triệu chứng quá liều gồm: Chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, cứng cơ, nhịp tim nhanh, khó chịu ở dạ dày.
Quá liều Vitamin C
Gồm các triệu chứng như: Sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác Dụng Phụ của Thuốc Venrutine
Khi sử dụng thuốc Venrutine, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
- Rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, ít khi bị đau đầu,ngứa tứ chi.
- Buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy, nhức đầu, mất ngủ, tăng oxalat niệu, thiếu máu tán huyết (ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý của Thuốc Venrutine
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Venrutine chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm với Rutin hay một trong các thành phần của thuốc.
- Chống chỉ định của Vitamin C: Không dùng liều cao Vitamin C cho người bị thiếu hụt men G6PD (Glucose-6-Phosphat Dehydrogenase), người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và rối loạn chuyển hoá oxalat, người bệnh thalassemia.
Thận trọng khi sử dụng
Dùng liều cao Vitamin C (trên 3 g/ngày) có thể gây sỏi niệu oxalat hoặc urat.
Dùng thận trọng cho người bị loét đường tiêu hoá.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến việc lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Dùng thuốc thận trọng cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Dùng thuốc thận trọng cho phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc
Tránh dùng chung với kháng sinh Quinolon vì theo lý thuyết Quercetin hình thành từ rutin ức chế cạnh tranh gắn kết trên các thụ thể DNA-gyrase làm giảm tác dụng của Quinolon.
Do thuốc có chứa Vitamin C có thể làm tăng hấp thu sắt qua đường tiêu hoá.
Dùng cùng lúc Vitamin C với Aspirin làm giảm bài tiết Aspirin và tăng bài tiết Vitamin C.
Dùng cùng lúc Vitamin C với Fluphenazin làm giảm nồng độ Fluphenazin trong huyết tương.
Trong thời gian dùng thuốc chứa Rutin nên tránh dùng nhiều các thực phẩm chế biến có chứa nitrat và nitrit vì có ý kiến cho là rutin có thể bị nitơ hóa tạo ra các chất có tiềm năng gây đột biến.
Bảo quản
Nơi nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng và ẩm.
Nguồn Tham Khảo
Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc Venrutine.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.