Thuốc Roxithromycin 150 Là Gì?
Thuốc Roxithromycin 150mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, có thành phần chính là Roxithromycin. Thuốc Roxithromycin 150mg chỉ định điều trị nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae và các bệnh do Legionella, bệnh bạch hầu, ho gà, nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm ở người bệnh dị ứng với penicilin.
Công Dụng của Thuốc Roxithromycin 150
Chỉ định
Thuốc Roxithromycin 150mg chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Điều trị nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae và các bệnh do Legionella.
- Bệnh bạch hầu, ho gà giai đoạn đầu và các nhiễm khuẩn nặng do Campylobacter.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm ở người bệnh dị ứng với penicilin.
Dược lực học
Roxithromycin là kháng sinh nhóm macrolid, có phổ tác dụng rộng với các vi khuẩn Gram dương và một vài vi khuẩn Gram âm. Trên lâm sàng, Roxithromycin thường có tác dụng đối với Streptococcus pyogenes, S. viridans, S. pneumoniae, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilin, Bordetella pertussis, Branhamella catarrhalis, Corynebacterium diphteriae, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia trachomatis, Legionella pneumophilia, Helicobacter pylori và Borrelia burgdorferi.
Dược động học
Roxithromycin thâm nhập tốt vào các tế bào và các khoang của cơ thể. Đặc biệt, thuốc đạt nồng độ cao ở phổi, amidan, xoang, tuyến tiền liệt, tử cung. Roxithromycin không vượt qua hàng rào máu – não. Vì thuốc thải trừ chủ yếu qua chuyển hóa ở gan và các chất chuyển hóa thải qua mật và phân nên có thể sử dụng liều bình thường cho người thiểu năng thận.
Liều Dùng của Thuốc Roxithromycin 150
Cách dùng
Thuốc Roxithromycin 150mg dạng viên nén bao phim dùng qua đường uống, nên uống trước bữa ăn.
Liều dùng
Liều dùng thông thường là:
- Người lớn: 1 viên x 2 lần/ ngày. Không nên dùng kéo dài quá 10 ngày.
- Bệnh nhân suy gan nặng: Giảm 1/2 liều thông thường ở người lớn.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Khi dùng quá liều thuốc mà không có thuốc giải độc, nên rửa dạ dày và điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác Dụng Phụ của Thuốc Roxithromycin 150
Khi sử dụng thuốc Roxithromycin, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, tiêu chảy.
- Ít gặp: Phát ban, mày đay, phù mạch, ban xuất huyết, co thắt phế quản, sốc phản vệ. Chóng mặt hoa mắt, đau đầu, chứng dị cảm, giảm khứu giác và/hoặc vị giác.
- Hiếm gặp: Tăng enzym gan trong huyết thanh. Viêm gan ứ mật, triệu chứng viêm tụy (rất hiếm).
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Lưu ý của Thuốc Roxithromycin 150
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Roxithromycinchống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn cảm với kháng sinh nhóm macrolid.
- Không dùng đồng thời roxithromycin với các hợp chất gây co mạch kiểu ergotamin.
- Không dùng roxithromycin cho người bệnh đang dùng terfenadin, astemisol, cisaprid do nguy cơ loạn nhịp tim nặng.
Thận trọng khi sử dụng
Thận trọng khi dùng Roxithromycin cho người bệnh thiểu năng gan nặng.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Chỉ dùng Roxithromycin cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết. Roxithromycin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ rất thấp.
Ảnh hưởng của thuốc tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Hiếm khi có tác động ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ. Nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ danh sách những thuốc và các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không nên dùng hay tăng giảm liều lượng của thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phối hợp roxithromycin với astemisol, terfenadin, cisaprid có khả năng gây loạn nhịp tim. Do đó, không phối hợp các thuốc này để điều trị.
Làm tăng nhẹ nồng độ theophylin hoặc ciclosporin trong huyết tương nhưng không cần phải thay đổi liều thường dùng.
Có thể làm tăng nồng độ disopyramid không liên kết trong huyết thanh.
Không nên phối hợp với bromocriptin vì roxithromycin làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.
Bảo Quản
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.