1. Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu – thắc mắc thầm kín của bệnh nhân
Nội dung chính
Suy thận mạn tính được chia thành 5 giai đoạn tiến triển bệnh, ở giai đoạn 5 cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh, chức năng thận suy giảm nghiêm trọng nên không thể tự đáp ứng khả năng lọc máu cho cơ thể. Lúc này, chất độc tích tụ trong máu làm tổn thương nhiều cơ quan, gây trì trệ đến nhiều hoạt động sống trong cơ thể nên bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ để duy trì sự sống.
Suy thận mạn giai đoạn cuối là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng
Thực tế ở nước ta hiện nay, có khoảng 8 triệu bệnh nhân đang điều trị suy thận, trong đó khoảng 30% bệnh nhân ở suy thận mạn giai đoạn cuối. Với thắc mắc suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu, bác sĩ cần dựa trên thời điểm phát hiện bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, quá trình và khả năng đáp ứng điều trị để tiên lượng.
Song các chuyên gia cho biết, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối thường tiên lượng không tốt. Sau khi bệnh tiến triển khoảng 1 năm, nếu không có biện pháp thay thế thận hoặc thường xuyên điều trị hỗ trợ, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. Hiện nay các phương pháp điều trị suy thận mạn rất phát triển, mặc dù không thể phục hồi hoàn toàn chức năng thận song vẫn có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
Bệnh nhân có thể sống nhiều năm nếu điều trị tốt
Nếu đáp ứng điều trị tốt, bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có thể duy trì sự sống đến 10 – 20 năm như người bình thường. Tuy nhiên, họ bắt buộc phải điều trị duy trì hoặc ghép thận.
Chạy thận nhân tạo
Đây là phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo, để loại bỏ chất độc ra khỏi máu khi thận thực sự không còn đảm nhiệm được chức năng này. Người bệnh bắt buộc phải thường xuyên tới bệnh viện để chạy thận nhân tạo, vừa duy trì sức khỏe vừa đảm bảo kéo dài sự sống.
Là phương pháp phải thực hiện thường xuyên song hiện nay, chạy thận nhân tạo vẫn khá tốn kém. Mỗi lần chạy thận nhân tạo, bệnh nhân phải chi trả đến hàng chục triệu đồng nếu không có bảo hiểm y tế hỗ trợ.
Nếu kiên trì áp dụng kết hợp chăm sóc sức khỏe, dự phòng biến chứng, bệnh nhân vẫn có thể kéo dài sự sống từ 10 – 15 năm.
Ghép thận
Với cấu tạo bình thường, mỗi cơ thể người có 2 quả thận hai bên cùng thực hiện chức năng. Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, các phương pháp điều trị không thể phục hồi chức năng thận, vì thế ghép thận cũng là biện pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân hiện nay.
Nếu có nguồn tạng thích hợp, ghép thận thành công có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống với cuộc sống và sức khỏe gần giống người khỏe mạnh.
Ghép thận là biện pháp tốt nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
Bản thận người cho thận chỉ còn 1 bên thận vẫn có thể có cuộc sống bình thường, tuy nhiên nguy cơ bệnh tật và suy giảm chức năng bên thận kia vẫn còn. Vì thế các đối tượng này được khuyến cáo nên lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, phòng ngừa bệnh về thận.
2. Điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
Các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối vẫn cần điều trị và chăm sóc tích cực nhằm kéo dài tuổi thọ cũng như giảm triệu chứng khó chịu, giúp bệnh nhân có được cuộc sống bình thường nhất.
2.1. Điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
Các phương pháp điều trị duy trì được chỉ định lúc này gồm:
Ghép thận
Bệnh nhân được tiếp cận với nguồn tạng được hiến tặng từ người khác, nếu thành công chức năng thận sẽ phục hồi và hoạt động như thận khỏe mạnh. Tuy là phương pháp điều trị tối ưu nhất song hiện nay nguồn thận phù hợp còn khan hiếm, người bệnh có thể gặp những biến chứng thải ghép cùng chi phí điều trị cao.
Lọc màng bụng
Lọc màng bụng là cần thiết để thải lọc các chất dư thừa do thận hoạt động kém ra ngoài cơ thể.
Chạy thận nhân tạo
Chạy thận nhân tạo duy trì là cần thiết để thường xuyên loại bỏ độc chất tích tụ trong máu khi thận thật không hoặc hoạt động kém.
Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa ghép thận cần chạy thận định kỳ
2.2. Chăm sóc cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Bệnh nhân cùng bác sĩ cần xem xét và tính toán cẩn thận, mục đích là đảm bảo nạp đủ dinh dưỡng, không dư thừa. Vì thế, bạn nên thực hiện chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, dưới đây là một số lưu ý:
Bổ sung các loại rau chứa ít đạm
Những loại rau được ưu tiên trong thực đơn của bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối là rau củ giàu Vitamin C, B, K đồng thời hạn chế chất đạm như: dọc mùng, bí đỏ, đu đủ xanh, su su, cần ta, bắp cải, ớt chuông, củ cải đỏ, hành tây,…
Bổ sung các loại quả ngọt
Các loại quả ngọt sau chứa nhiều chất chống oxy hóa, Vitamin và khoáng chất tốt cho bệnh nhân suy thận, tiểu đường hoặc mắc bệnh ung thư: táo ngọt, xoài, đu đủ chín, dứa, việt quất, nho đỏ,…
Kiểm soát lượng protein nạp vào
Cơ thể bạn mỗi ngày cần bổ sung bao nhiêu protein thì cần tính toán chính xác để từ đó lựa chọn thực phẩm với hàm lượng phù hợp. Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân nên ưu tiên các loại thực phẩm chứa đạm đồng thời chứa nhiều kali, photpho, natri,… như cá hồi, thịt ức gà, thịt thăn lợn, trứng,…
Bệnh nhân suy thận mạn cần kiểm soát lượng protein nạp vào
Tăng cường ăn các loại hạt
Các loại hạt hoặc sữa từ hạt như: hạt óc chó, kiều mạch, hạt đậu đỏ, hạt macca,… đều chứa hàm lượng chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể, đồng thời giàu sắt, đồng, magie, vitamin B,… tốt cho bệnh nhân suy thận.
Những bệnh nhân bị suy thận mạn tính nên hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng, thức khuya, thay vào đó là lối sống lành mạnh với thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
(Nguồn medlatec.vn)