Thành phần
Hoạt chất: Bromhexin HCl 4mg.
Tá dược: Lactose monohydrat, Microcrystalline cellulose 101, Tinh bột ngô, Magnesi stearat.
Công dụng (Chỉ định)
Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.
Cách dùng – Liều dùng
Dùng đướng uống.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 8 – 16 mg x 3 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 4mg x 2 lần/ngày.
Trẻ nhỏ 2 – 6 tuổi: 4mg x 2 lần/ngày.
Thời gian điều trị không được vượt quá 5 ngày mà không có tư vấn y tế.
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
Mẫn cảm với bromhexin hoặc với một trong các thành phần của thuốc.
Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)
Các trường hợp phản ứng da nghiêm trọng hiếm gặp như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-johnson/ hoại tử biểu bì nhiềm độc vfa hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) khi dùng bromhexin đã được báo cáo. Nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng phát ban da tiến triển (đôi khi kết hợp với nốt phồng nước hoặc tổn thương niêm mạc) nên ngưng thuốc ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bromhexin kết tủa trong dung dịch có pH > 6. Không nên hòa tan thuốc trong các dung dịch này.
Không nên dùng kết tủa thuốc tiêu nhầy với thuốc làm khô chất tiết. Trong khi dùng bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
Bromhexin, do tác dụng làm tiêu dịch nhầy, nên có thể gây hủy hoại hàng rào niêm mạc dạ dày; vì vậy, khi dùng cho người bệnh có tiền sử loét dạ dày phải rất thận trọng.
Cẩn thận trọng khi dùng cho người bệnh hen, vì bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
Sự thanh thải bromhexin và các chất chuyển hóa có thể bị giảm ở người bệnh bị suy gan hoặc suy thận nặng, nên cần thận trọng và theo dõi.
Cần thận trọng khi dùng bromhexin cho người cao tuổi hoặc suy nhược quá yếu, trẻ em vì không có khả năng khạc đờm có hiệu quả do đó càng tăng ứ đờm.
Lưu ý: Thành phần thuốc có chứa tá dược lactose do đó người ệnh mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt Lapp lactose hoặc rối loạn hấp thu ghucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.
Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)
Ít gặp, 1/1 000
Tiêu hóa: Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, ra mồ hôi.
Da: Ban da, mày đay.
Hô hấp: Nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Tiêu hóa: Khô miệng.
Gan: Tăng enzym transaminase AST, ALT.
Khác: Có nguy cơ xảy ra phản ứng da nghiêm trọng (SCAR) bao gồm: hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens – Johnson. Nên ngừng thuốc ngay lập tức nếu người bệnh có những triệu chứng của phản ứng da nghiêm trọng này.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Các ADR thường nhẹ và qua khỏi trong quá trình điều trị (trừ co thắt phế quản khi dùng thuốc cho người bị hen suyễn).
Tương tác với các thuốc khác
Không phối hợp với thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu atropin (hoặc anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của bromhexin.
Không phối hợp với các thuốc chống ho.
Dùng phối hợp bromhexin với kháng sinh (amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản.
Quá liều
Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo về quá liều do bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Thai kỳ và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Nghiên cứu trên động vật không cho thấy tác hại tới phát triển phôi thai. Dữ liệu sử dụng bromhexin cho phụ nữ mang thai còn giới hạn.
Nên thận trọng bằng cách tránh sử dụng bromhexin trong thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Chưa biết bromhexin có bài tiết vào sữa mẹ không. Vì vậy, không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ đang cho con bú.
Bảo quản
Để ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C,tránh ánh sáng.
Quy cách đóng gói
Hộp 10 vỉ x 20 viên nén.
Hạn dùng
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Dược lực học
Nhóm dược lý: Thuốc long đườm.
Mã ATC: Bromhexin: R05CB02
Bromhexin hydroclorid là chất có tác dụng long đờm. Do hoạt hoá sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn, giúp đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.
Dược động học
Hấp thu
Bromhexin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
Sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 22,2±8,5% đối với viên nén và 26,8±13,1% đối với dung dịch.
Dùng thuốc chung với thức ăn làm tăng nồng độ bromhexin trong huyết tương.
Phân bố
Sau khi tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố trung bình (Vss) của bromhexin là 1209 ± 206 L. Sau khi tiêm tĩnh mạch và dùng đường uống, nồng độ tại mô phổi sau 2 giờ dùng thuốc: nồng độ tại mô phế quản-phổi cao hơn 1,5-4,5 lần và tại nhu mô phổi cao hơn khoảng 2,4-5,9 lần so với nồng độ trong huyết tương.
95% bromhexin dạng không đổi liên kết với protein huyết tương (liên kết không hạn chế).
Chuyển hóa
Chuyển hóa lần đầu khoảng 75 – 80%.
Bromhexin chuyển hóa gần như hoàn toàn thành các chất chuyển hóa hydroxy đa dạng và thành acid dibromanthranilic. Tất cả các chất chuyển hóa và bản thân bromhexin hầu hết liên hợp dưới dạng N-glucuronid và O-glucuronid. Không có bằng chứng cho thấy có sự thay đổi về phương thức chuyển hóa do sulfonamid, oxytetracycline hoặc erythromycin. Tương tác tương ứng do cơ chất của CYP 450 2C9 hoặc 3A4 không thể xảy ra.
Thải trừ
Độ thanh thải của bromhexin từ 843 – 1073 mL/phút (hệ số biến thiên (CV) > 30% trên cùng một cá thể).
Sau khi uống liều từ 8 đến 32mg, dược động học của bromhexin là tuyến tính.
Sau khi dùng bromhexin có đánh dấu phóng xạ, khoảng 97,4 ± 1,9% liều được tìm thấy trong nước tiểu, với dạng hoạt chất gốc dưới 1%.
Sau khi uống đơn liều từ 8 đến 32mg, thời gian bán thải cuối dao động trong khoảng 6,6 đến 31,4 giờ. Không có sự tích lũy khi dùng đa liều (hệ số tích lũy là 1.1).
Các đối tượng đặc biệt
Dược động học của bromhexin chưa được nghiên cứu ở người cao tuổi, người suy gan, suy thận.
Bromhexin bị chuyển hoá chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hoá trong huyết tương, trong đó, có chất ambrosol là chất chuyển hoá vẫn còn hoạt tính. Nửa đời thải trừ của thuốc ở pha cuối là 12 – 30 giờ tuỳ theo từng cá thể, vì trong pha đầu, thuốc phân bố nhiều vào các mô của cơ thể. Bromhexin qua được hàng rào máu não, và một lượng nhỏ qua được nhau thai vào thai.
Khoảng 85 – 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với acid sulfuric hoặc acid glycuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexin được thải trừ qua phân rất ít, chỉ khoảng dưới 4%.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.